Chiếc ấm nung củi dành riêng cho Đại Lễ Vesak – Phật Đản sinh và Đại hội Phật Giáo Thế Giới 2025

Quy cách:

Thời gian sử dụng:

Giá: Liên hệ

LH Đặt Hàng:094 307 8288

Chiếc ấm làm hoàn toàn thủ công mọi công đoạn: Vuốt tay thân ấm, nặn vòi, nặn quai, đục lọc ong, làm nắp ấm, vòng tràng hạt nổi chấm đều đặn trên nắp vòng xuống thân ấm như dải vòng vắt mềm mại, chữ Vesak đắp nổi, ngày làm ra chiếc ấm cũng là ngày duy nhất đặc biệt trong năm: 1/1/2025 – Là ngày Tết Dương Lịch 2025. Màu sắc của chiếc ấm đến từ khoáng chất trong đất chảy ra, của tro củi rơi lả tả xuống đọng lại trên thành ấm chảy thấm lên vỏ ấm, của lửa lúc bùng to lúc âm ỉ vẽ lên những vệt màu, cùng với những nhấn nhá trong tạo hình trong chỗ làm mịn, chỗ làm xước. Tất cả như một bản hòa tấu dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Lửa củi gỗ, hòa trộn chung vào với nhau tạo nên giai điệu sắc màu.

Bên ngoài là một tác phẩm nghệ thuật của riêng nghệ nhân(Anh Huân), của ngọn lửa có giá trị xuyên thời gian(sẽ trở thành cổ vật hiếm có trong lâu năm về sau) và không gian(nơi trưng bày chiếc ấm sẽ trở nên ấm áp, đẹp đẽ hơn), chiếc ấm còn hơn cả một dụng cụ pha trà bởi chất lượng trà được pha từ ấm ngon lên rất nhiều, khác hẳn với những chiếc ấm thông thường khác.

Nước trà không chỉ được pha từ chiếc ấm có chất lượng đất sét nguyên liệu hoàn toàn sạch, không lẫn tạp chất hay những yếu tố kim loại nặng có hại cho sức khỏe, hay nhiệt độ cao của lò nung tới hơn 1200 độ trong nhiều ngày đốt liên tục cũng sẽ làm sạch thêm tới mức làm bay hơi hết hoàn toàn những thứ có thể ảnh hưởng xấu như Chì, Thủy Ngân, Cadimi, Asen, … độ mịn màng của đất sau khi lọc qua nhiều lớp lọc, lớp lắng hình thành lớp đất không lẫn dị vật, tạp chất, có độ mịn màng nhỏ nhắn và nguyên chất cỡ như nguyên tử. Những khoáng chất trong đất cùng với những khoáng chất trong củi rơi xuống, bay cuồn cuộn trong lò nung thấm vào vỏ ấm, vào lòng ấm, đọng lại ở mọi ngóc ngách của chiếc ấm là nơi sẽ là đối tượng tiếp xúc với từng nguyên tử khoáng chất trong nước trà, tạo nên hương vị phong phú, sâu sắc, dầy dặn, nhiều lớp lang dầy mỏng đậm đà của nước trà. Độ xốp của thành ấm cũng tăng lên, bởi có nhiều lỗ khí trong thành ấm được tạo ra, tạo ra những lỗ nhỏ li ti. Nơi này lưu trữ hương vị của nước trà lại, lưu nhiệt độ của nước trà lâu hơn. Vì thế, cầm chén trà ngửi mùi sẽ bám lâu hơn, mùi hương có chiều sâu hơn, giữ nhiệt trong ấm lâu hơn. Điều này sẽ tạo nên một điều thú vị khác nữa: Dùng ấm chén nung củi càng lâu thì chất lượng trà càng ngon lên, từ sự cộng hưởng tích lũy từ những thời gian trước.

Thông qua sử dụng chiếc ấm này, có những liên hệ từ Trà sang Thiền(Mediation):

  1. Cảm nhận dòng chảy nhân duyên vô hạn, đầy tính ngẫu nhiên trong việc hình thành màu sắc của ấm cũng như nhân duyên chồng chập của nhân sinh, vũ trụ. Việc chắc tay nghề của người nghệ nhân(anh Huân) cũng như định lực, trí lực tuệ lực cao thâm của người tu hành mới phần nào không bị dòng chảy nhân duyên sinh khởi cuốn trôi vào vô định, vô biên.
  2.  Việc cảm nhận sự khác biệt giữa hương vị trà đến từ 2 hay nhiều hơn loại ấm chén pha trà giúp giác quan, thụ thể, tế bào thần kinh, phản xạ thần kinh, mạch thần kinh trở nên linh hoạt, sống động, nhạy bén hơn. Trong việc cảm nhận mà không dùng ý thức, phân biệt sự khác biệt của hương vị còn tạo nên việc thuần thục thực hành: Trong hành động ngửi chỉ có ngửi, trong hành động nếm chỉ có nếm(Thuộc cốt yếu của Kinh Bāhiya (Bahiya Sutta) của Đạo Phật) mà không có nhận xét, đánh giá theo ý thức thông thường đầy tính kết luận, kết thúc mà cứ để tự điều gì diễn ra cứ xảy ra, đang là cứ đang là, chúng ta trở thành người quan sát các hiện tượng. Thực hành được điều này, trước hết chúng ta trở nên điềm tĩnh hơn, quân bình(tâm xả, uppekha) có mặt, dần tiến tới ý thức và các giác quan khác trở nên nhỏ dần, sắc bén dần, cho tới lúc ý thức không còn là thứ quan sát nữa, không còn đối tượng quan sát và người quan sát. Niềm vui của hỷ lạc và hạnh phúc của những sở đắc đạt được cũng trở nên không cần thiết.
    Cánh cửa từ tinh tế giác quan đi tới giác ngộ rộng mở hơn bao giờ hết.(Trong kinh Lăng Nghiêm(Śūraṅgama Sūtra) có nói tới việc Lưỡi có 1200 công đức, Mũi có 800 công đức, Thân có 800 công đức, vậy thì dùng cả lưỡi và mũi và cả hương vị trong khoang miệng kích hoạt cả vùng tai mũi họng, trong một lúc có tới 2800 công đức, quả là công đức cao vời ít việc gì có thể mang lại giá trị cao tột như vậy)
  3. Khi có được bộ ấm chén nung củi đẹp sẽ có giá mua rất cao, độ hiếm và độc đáo cũng như là duy nhất. Việc này sẽ dễ dẫn tới sự ích kỷ, tham luyến với đồ vật nói chung và sự hà tiện, nhỏ nhen nói riêng. Chúng ta có thể coi những chiếc ấm đẹp là một cơ hội tốt, quý để thực hành việc tu tập này: Khi đối diện với những vẻ đẹp mà không sinh cảm giác dễ chịu để dẫn tới sự Tham sắc ái, hoặc khi đánh mất, bị trộm, bị vỡ mà không thấy khó chịu tiếc nuối, bực tức để dẫn tới sự ghét bỏ tức là Sân.
    Việc cảm nhận không lời khi đối diện với những vẻ đẹp tự nhiên mà không xuýt xoa, xoắn xuýt sẽ làm chúng ta cảm nhận được những vẻ đẹp ở chiều sâu hơn, chiều sâu của tinh thần, chiều sâu của tỉnh thức.Cũng như trong kinh Lăng Nghiêm(Śūraṅgama Sūtra) nói về việc giác ngộ của Quan Thế Âm Bồ Tát thông qua hành động “Phản văn, văn tự tánh” nghĩa là quay ngược cái nghe, nghe tự tánh bên trong mình, thì thông qua trà và ấm chúng ta có nhiều dịp cũng sẽ thực hành với các giác quan mũi, lưỡi, thân: Phản Thị thị tự tánh hoặc Phản vị, vị tự tánh.Vậy là chúng ta liên tục thông qua các giác quan, thông qua các cảm giác, thông qua các cảm xúc, thông qua cảm nhận tinh tế là những cánh cửa rộng mở, trơn tru nhẹ nhàng đi vào cảm nhận chiều sâu nhận biết bên trong, sâu hơn nữa bên trong, đi qua cả việc cảm nhận sự không cảm nhận, không có ai để cảm nhận. Đây là một khía cạnh, góc nhìn, giác độ khác của bài kinh Bát Nhã về sự giác ngộ: Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha – Thông qua, thông qua, thông qua, thông qua mọi Danh sắc, tới bờ giác ngộ.

    Tri ân Đức Phật soi sáng.

    P/s:Những tri thức này mang tính cá nhân, không nhằm minh chứng, chứng tỏ điều gì khác, như một lời bộc bạch hiểu biết nhỏ nhoi.

Ý kiến bình luận